
Đồng USD từ lâu vốn là một trong những đồng tiền được giao dịch thương mại nhiều nhất, không phải ngẫu nhiên mà USD lại được quan tâm đặc biệt bởi các Trader, có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ảnh hưởng đến đồng USD, một trong số đó là Cục dự trữ liên bang Mỹ ~ FED có tầm ảnh hưởng trực tiếp và tối quan trọng với đồng tiền này. Vậy FED là gì? Vai trò, chức năng của FED như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bên dưới:
FED là gì?
Fed ~ Federal Reserve System ~ Cục dự trữ liên bang là ngân hàng trung ương của Mỹ.
Cục dự trư liên bang Mỹ bắt đầu hoạt động năm 1915 theo Đạo luật Dự trữ Liên bang của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cuối năm 1913. Một ngân hàng trung ương thường giữ 2 nhiệm vụ chính là cung ứng tiền và kiểm soát lãi suất.
Cục dự trữ liên bang Mỹ kiểm soát nguồn cung ứng tiền tệ bằng các hoạt động thị trường mà qua đó Fed mua hoặc cho mượn các loại trái phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác.
Tất cả hoạt động thị trường của Fed ở Hoa Kỳ đều tiến hành tại Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực New York.
Cơ cấu tổ chức của Cục dự trữ liên bang Mỹ như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của FED được chia thành các cấp độ như sau:
- Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên, nhiệm kì 14 năm, do Tổng thống Mỹ chỉ định.
- Ủy ban Thị trường mở ~ FOMC.
- 12 ngân hàng dự trữ liên bang khu vực, đặt tại các thành phố lớn và các chi nhánh ngân hàng nhỏ hơn.
Trong đó:
- Hội đồng Thống đốc là bộ phận chịu trách nhiệm về phần lớn các chính sách tiền tệ.
7 thành viên nằm trong hội đồng này được đề cử bởi Tổng thống, phải được Thượng viện thông qua và đưa ra các quyết định tại Washington.
- Các thành viên trong Hội đồng Thống đốc được lựa chọn cho nhiệm kỳ 14 năm nếu không bị Tổng thống Mỹ sa thải và không làm việc quá một nhiệm kỳ.
- Ủy ban thị trường mở FOMC: Ủy ban gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc cùng với chủ tịch của 5 ngân hàng chi nhánh.
Nhiệm vụ của FOMC là thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường mở. - 12 ngân hàng dự trữ liên bang khu vực có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ nhỏ nhặt hơn.
Các ngân hàng này được đặt ở Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco. Mỗi ngân hàng có một chủ tịch và kiểm soát hàng nghìn ngân hàng thành viên trong khu vực đó.
Sơ lược về hình thành của FED
Cùng điểm qua một số mốc thời gian hình thành của Cục dự trữ liên bang Mỹ.
Giai đoạn 1: Từ ý tưởng, thực tiễn đến sự ra đời của FED
- Các năm 1873, 1893 và 1907, một loạt các khủng hoảng ngành tài chính ngân hàng ở Hoa Kỳ bùng nổ.
- Năm 1907, khủng hoảng ngân hàng nổ ra và Quốc hội Hoa Kỳ thành lập Ủy ban tiền tệ quốc gia với nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cải cách hệ thống ngân hàng.
- Nelson Aldrich: Người đứng đầu đảng Cộng hòa ở Quốc hội đồng thời là chuyên gia tài chính, được chỉ định là Chủ tịch Ủy ban này.
- Năm 1910, Aldrich cùng các chuyên viên đại diện của các định chế tài chính lớn khi đó là J.P. Morgan, Rockefeller, và Kuhn, Loeb xác lập những ý cơ bản của Đạo luật Dự trữ liên bang.
- Năm 1911, Aldrich giới thiệu kế hoạch của ông về ngân hàng trung ương với tên dự luật Aldrich và đề xuất thành lập Tổ chức Dự trữ liên bang ~ Federal Reserve Association, nhưng không được chấp nhận khi đa số quốc hội thuộc về đảng Dân chủ.
- Năm 1913, Tổng thống Woodrow Wilson thuộc đảng Dân chủ đã thông qua Đạo luật của Aldrich với tên mới là Đạo luật Dự trữ liên bang.
- Hệ thống ngân hàng mới ra đời này sẽ phân tán ở 12 vùng và sẽ giảm quyền lực của New York, tăng quyền lực cho các vùng nội địa.
- Cuối năm 1913, Quốc hội thông qua Đạo luật Dự trữ liên bang, Paul Warburg được chỉ định điều hành hệ thống non trẻ.
- Năm 1915, FED đi vào hoạt động chính thức và đóng vai trò chủ chốt trong việc tài trợ các nỗ lực chiến tranh của Mỹ và phe đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Giai đoạn 2: Cục dự trữ liên bang Mỹ phát huy vai trò tốt nhất
- Năm 1979, Tổng thống Jimmy Carter chỉ định Paul Volcker là chủ tịch FED để giải quyết lạm phát đang gia tăng trậm trọng.
- Trước 1986, tỷ lệ lạm phát đã giảm nhanh chóng dưới sự lãnh đạo của Paul Volcker bằng định hướng sử dụng chỉ số tổng cung tiền tệ M2.
- Tháng 01-1987, chỉ số lạm phát hàng tiêu dùng chỉ là 1%, FED tuyên bố không còn sử dụng chỉ số tổng cung tiền tệ M2 để kiểm soát lạm phát nữa.
- Tháng 08-1987, tức 7 tháng sau khi thay đổi chính sách tổng cung tiền tệ, Alan Greenspan thay thế Volcker trên cương vị Chủ tịch Hội đồng thống đốc.
- Sau 19 năm lãnh đạo Fed rất thành công, huyền thoại của ngành tài chính thế giới, Alan Greenspan nghỉ hưu và chỉ định người kế tục mình là Ben Bernanke.
Vai trò và nhiệm vụ chính của FED là gì?
Cục dự trữ liên bang có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết chính sách tiền tệ của Mỹ. Các vai trò cũng như nhiệm vụ của Fed là gì? Điều đó rất đáng được quan tâm.
Các sự kiện suy thoái như Đại suy thoái tnhững năm 30 của thế kỷ trước là các nhân tố chính dẫn đến các thay đổi trong hệ thống của Cục dự trữ liên bang Mỹ. Và có thể tóm tắt qua 4 vai trò, nhiệm vụ chính như sau:
- Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều chỉnh lãi suất dài hạn.
- Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng.
- Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính.
- Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.
Tại sao FED lại ảnh hưởng quan trọng đến thế giới như vậy?
Là một trong những đồng tiền chủ chốt của thế giới, mà FED với chính sách điều chỉnh lãi suất và các chính sách tiền tệ, do đó FED sẽ có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến đồng bạc xanh này. Và hơn thế nữa, USD là đồng tiền dự trữ quốc tế và là tiền tệ thanh toán chính trong giao dịch thương mại quốc tế.
FED có thể gián tiếp kiểm soát thị trường thế giới
Vì đồng tiền này chiếm vị trí chi phối trong hệ thống tiền tệ quốc tế, nên hầu hết các mặt hàng quan trọng trên thị trường thế giới như dầu mỏ, vàng,… đều được định giá bằng USD. Vì thế nên Cục dự trữ liên bang là cơ quan kiểm soát đồng USD nên có khả năng gián tiếp kiểm soát thị trường toàn cầu.
Hầu như mọi quyết định của FED là gì đi chăng nữa thì đối với đồng USD và kinh tế Mỹ đều tác động ít nhiều đến kinh tế thế giới.
Ví dụ: Để giải quyết khủng hoảng 2008, các gói kích thích kinh tế QE của FED bơm tiền vào thị trường hàng nghìn tỉ USD, một mặt nó giúp ổn định tình hình tín dụng ở Mỹ, mặt khác làm đồng USD mất giá nghiêm trọng. Khi đó giá vàng thế giới tăng cao, cùng giá các loại hàng hóa khác cũng tăng cao khiến nhiều nước rơi vào tình trạng khó khăn.
Ngoài ra, kho dự trữ của FED còn là nơi tập trung tiền và vàng nhiều nhất thế giới. Ngân hàng New York dự trữ 25% lượng vàng trên thế giới, hầu hết là vàng của nước ngoài gửi.
- Fed cấm các quan chức giao dịch cổ phiếu, tiền mã hóa
- Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ted Cruz đưa ra dự luật ngăn Cục Dự trữ Liên bang sử dụng tiền tệ kỹ thuật số làm công cụ giám sát
- Fed của Mỹ đưa ra đợt tăng lãi suất đầu tiên sau hơn 3 năm, tăng lãi suất thêm 0.25%
- Stable Coin, nỗi ám ảnh của USD?
- Hơn 50% nhà đầu tư tiền mã hóa cất giữ tài sản bằng cách sử dụng bản sao lưu bằng giấy cho khóa bảo mật của họ
- Năm 2022 có phải là thời điểm tốt để bắt đầu đầu tư vào tiền mã hóa không?
- Chính quyền Biden kỳ vọng lạm phát thấp trong những năm tới
- Bitcoin đang chứng minh giá trị của nó mặc dù phải đối mặt với sóng gió của việc FED tăng lãi suất
- Internet trong tương lai trông như thế nào?
- Cựu nhân viên Fed New York tham gia DeFi với tư cách là COO của Euler Finance
- Biden phát hành lệnh điều hành tiền mã hóa sau nhiều tháng chờ đợi
- Các nhà lập pháp Hoa Kỳ và chủ tịch Fed thúc đẩy quy định tiền mã hóa sau các lệnh trừng phạt Nga
- Mã bưu điện các tỉnh thành Việt Nam mới nhất 2022
- Feds thu giữ 3.6 tỷ USD Bitcoin bị đánh cắp từ vụ Hack Bitfinex năm 2016
- Trả lời được các câu hỏi dưới đây, bạn sẽ tránh xa được mọi dự án MMO lừa đảo
TOP SÀN GIAO DỊCH UY TÍN | ||
Binance | ![]() |
Đăng ký |
Gate | ![]() |
Đăng ký |
MEXC | ![]() |
Đăng ký |
Houbi | ![]() |
Đăng ký |
Bybit | ![]() |
Đăng ký |