
Như chúng ta thấy, trong đầu tư có rất nhiều phương pháp giao dịch để đem lại hiệu quả cao nhất cho mỗi người. Nếu bạn không thể dành toàn bộ thời gian cho Crypto thì việc sử dụng chiến lược mua trung bình giá là sự lựa chọn phù hợp. Chiến lược này sử dụng như thế nào, ưu nhược điểm cùng cách áp dụng ra sao? Chúng ta cùng nhau thảo luận một chút nhé.
Vậy chiến lược trung bình giá là gì?
DCA là từ viết tắt của Dollar Cost Averaging. Chiến lược trung bình giá là phương pháp chia số vốn đầu tư thành nhiều phần một cách cố định, thường xuyên trong một thời gian dài.
Việc trung bình giá không hoàn toàn là việc chúng ta bắt đáy đỉnh vì nó được tính là mức giá tốt nhất có thể mua được. Nếu bạn dự đoán đúng xu hướng, DCA sẽ giúp những người có ít thời gian và HOLD lâu dài mua được mức giá trung bình tốt nhất.
DCA sẽ thật sự hiệu quả hơn nếu bạn dự đoán đúng xu hướng bằng cách phân tích thị trường và tất nhiên chiến lược trung bình giá phải liên quan đến việc phân tích kỹ thuật, hay cụ thể là các chỉ báo công cụ như MA, MACD, Bollinger Band, sóng Elliott hoặc phức tạp hơn là phân tích dòng tiền, phân tích thị trường vĩ mô.
Nhưng cũng cần phân biệt rõ rằng, trung bình giá ở đây là chúng ta sẽ trung bình trong khoảng giá có biên độ dao động lớn chứ không trung bình giá trong giai đoạn thị trường Sideway hoặc biên độ quá nhỏ, nó không hiệu quả nếu chúng ta dự đoán sai xu hướng.
Ví dụ: Bạn trung bình giá ETH ở 4 mốc: 3.800$ – 3.850$ – 3.900 $ – 4.000$? Việc này là gần như vô nghĩa và chẳng khác nào bạn đang mua tất cả ở 1 mức giá cả vì trung bình giá không có sự khác biệt nào.
Trung bình giá chỉ được tính khi giá có biên độ rộng.
Ví dụ: Thị trường Sideway tích luỹ bạn mua 1 lượng ETH có giá 1.000$ và sau khi phá vỡ kháng cự bạn dự đoán giá sẽ bước vào vùng tăng mạnh vì vậy bạn tiếp tục mua thêm ở 1.400$. Giá trung bình có sự khác biệt, đó mới là trung bình giá.
Ưu điểm của chiến lược DCA
Thứ 1
DCA sẽ giúp bạn không cần quá chú tâm đến mức giá mua chính xác, bạn có thể mua luôn 1 phần giá hiện tại để giữ vị thế và DCA khi giá giảm hoặc giá bước vào sóng tăng mà không cần câu nệ chuyện vào lệnh ở đỉnh hay đáy.
Thứ 2
DCA phù hợp với những người không thể theo sát thị trường 24/7 khi có công việc chính và đầu tư là phương án phụ.
Thứ 3
DCA giúp bạn chia nhỏ số vốn đầu tư, không All In, luôn có khoản dự phòng để mua thêm khi giá rẻ hoặc khi vào sóng tăng, từ đó giảm thiểu rủi ro.
Thứ 4
Với DCA bạn sẽ không cần dồn 1 cục vốn lớn nếu nguồn tiền không dồi dào, ví dụ mỗi tháng trích 1 phần tiền lương đem đi đầu tư.
Nhược điểm của chiến lược DCA
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm, nhưng phương pháp nào cũng tồn tại nhược điểm và rủi ro kèm theo. Nhược điểm lớn nhất của DCA là bạn sẽ không có lợi nhuận tối đa nếu All In ở 1 mức giá và giá đó là vùng đáy.
Ngoài ra, giả sử bạn chọn nhầm Coin không tiềm năng mà cứ liên tục DCA thì chắc chắn gây ra hậu quả khôn lường cho tài khoản của bản thân.
Cách sử dụng chiến lược DCA hiệu quả
Tuỳ vào khả năng của mỗi cá nhân mà có chiến lược DCA phù hợp, tuy nhiên, có 3 cách DCA phổ biến nhất mà nhiều nhà đầu tư thường đang áp dụng:
DCA theo thời gian
Vấn đề này có thể do nguồn vốn hoặc thói quen của mỗi người. Ví dụ, có những nhà đầu tư chỉ mua vào tầm tháng 3 khi báo cáo tài chính được công bố hoặc thời điểm tết âm lịch, các nước châu Á có xu hướng chốt lời ăn tết và tái cơ cấu danh mục vào năm sau. Những người này chỉ DCA 1-2 lần và có thể vài tháng liền họ không hề giao dịch nhưng mỗi lần mua vào thì số lượng lại khá lớn.
Ngoài ra, cũng có nhiều người có nguồn tiền đầu tư cố định. Ví dụ, mỗi tháng sau khi nhận lương ở công việc chính họ quyết định trích 1 phần tiền lương lại để giao dịch và tái đầu tư. Khi đó tức là họ sẽ DCA theo nguồn tiền của bản thân.
Đó là 2 ví dụ tiêu biểu, còn trường hợp FOMO khi thấy giá tăng đó không phải là chiến lược DCA trong đầu tư nên sẽ không xét đến ở đây.
DCA theo chu kỳ thị trường
Thị trường luôn lần lượt phải trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn tích luỹ.
- Giai đoạn tăng trưởng.
- Giai đoạn phân phối.
- Giai đoạn giảm giá.
Sau đó thị trường sẽ trở về giai đoạn tái tích luỹ ban đầu ở giai đoạn 1. Trong 5 giai đoạn này, đa phần chúng ta đều muốn mua được giá tốt nhất ở giai đoạn tích luỹ, nhưng chắc chắn chúng ta không thể chắc chắn 100% giá sẽ tích luỹ trong bao lâu và chúng ta có thể kiên nhẫn chờ đến giai đoạn chốt lời hay không.
Thị trường đang Bullish
Bất kỳ chiến lược DCA nào cũng đều hướng đến mục tiêu là mua được giá rẻ để đến thời điểm bán ra chúng ta có nhiều lợi nhuận nhất so với số vốn.
Thông thường, chúng ta thường mua 1 phần ở giai đoạn tích luỹ để lấy vị thế, khi giá chính thức được xác nhận bằng các yếu tố phá vỡ thì chúng ta mới canh mua thêm để tránh bị ôm vốn quá lâu.
Thị trường đang Bearish
Tương tự như thị trường tăng trưởng, chúng ta cũng không thể chắc chắn 100% giá mình mua đã là giá đáy vì vậy việc chia các khoản đầu tư ra thành nhiều lần giúp bạn có thể mua được nhiều hơn số Coin nhưng giả sử giá quay đầu thì chúng ta cũng có vị thế mà không bị lỡ con sóng.
Ví dụ gần nhất về Bitcoin, khoảng 2019 đến 2020 nhiều nhà đầu tư đã nghĩ rằng BTC giảm về 10.000$ là giá đáy, nhưng BTC vẫn nằm trong Trend giảm lớn từ 2017 và chưa thoát khỏi nên đã lựa chọn DCA.
Lúc này khi giá bị rớt về vùng 8.000$ – 6.000$ – 4.000$ cũng đã rất nhiều người mua được Bitcoin giá rẻ, hoặc dù lúc đó giá có đi lên thì họ vẫn có sẵn vị thế và giờ là kết quả. Nói như vậy nhưng DCA trong Downtrend đòi hỏi tâm lý vững vàng hơn rất nhiều trong Uptrend, đơn giản vì không phải ai cũng đủ niềm tin và tâm lý khi thị trường giảm giá mạnh trong thời gian dài. Việc DCA trong Uptrend sẽ đỡ áp lực hơn nhiều so với Downtrend.
Một số kinh nghiệm DCA trong đầu tư Crypto
Thường xuyên áp dụng DCA trong đầu tư, nhất là trong những thời điểm các Coin, Token đó hoặc bước vào sóng tăng mạnh, hoặc ở giai đoạn Downtrend mà giá rơi về các mốc hỗ trợ cứng tiềm năng.
Vấn đề xác định Hold trong bao lâu sẽ quyết định chiến lược DCA của bạn. Bạn không thể dành số vốn mà chỉ có thể đầu tư trong 1 tháng để DCA, giả sử thị trường đi xuống thì bạn sẽ liên tục lỗ và khi cần sử dụng vốn, khi không có niềm tin hay khi không có kỹ năng phân tích đưa ra phán đoán thì bạn sẽ bán đáy, cắt lỗ thường xuyên.
Tạm kết lại, dù sử dụng chiến lược nào đi nữa, muốn thành công đều cần áp dụng một cách kỷ luật, bạn muốn làm chủ cuộc chơi thì chắc chắn phải xác định phương pháp riêng cho bản thân và hạn chế tối đa việc nghe hay làm theo quá nhiều nguồn thông tin, chiến lược khác nhau gây xáo trộn tâm lý trong đầu tư.
Trên đây là tổng hợp chung từ kinh nghiệm bản thân và những chia sẻ của nhiều người đã có kinh nghiệm lâu dài trong thị trường, hi vọng sẽ nhận thêm nhiều ý kiến chia sẻ và đóng góp từ cộng đồng.
Nguồn tổng hợp
- Pump & Dump là gì? Làm sao để không trở thành nạn nhân của nó
- Đừng tự lấy xăng đốt mình
- Cảnh giác với 5 trò gian lận Bitcoin hàng đầu này
- Mô hình Ponzi là gì? Có nên tham gia vào các dự án Ponzi?
- Chiến lược quyết định đến 80% thành công của một Trader
- Hơn 50% nhà đầu tư tiền mã hóa cất giữ tài sản bằng cách sử dụng bản sao lưu bằng giấy cho khóa bảo mật của họ
- Năm 2022 có phải là thời điểm tốt để bắt đầu đầu tư vào tiền mã hóa không?
- Internet trong tương lai trông như thế nào?
- Fed của Mỹ đưa ra đợt tăng lãi suất đầu tiên sau hơn 3 năm, tăng lãi suất thêm 0.25%
- Mã bưu điện các tỉnh thành Việt Nam mới nhất 2022
- Trả lời được các câu hỏi dưới đây, bạn sẽ tránh xa được mọi dự án MMO lừa đảo
- FED là gì? Vì sao Cục dự trữ liên bang Mỹ ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính?
- Rug Pull là gì? Cách phòng chống Rug Pull
- Paypal là gì? Hướng dẫn tạo tài khoản, liên kết thẻ Visa, thanh toán trên Paypal
- Quản lý rủi ro là gì? Chúng ta cần quản lý rủi ro gì trong đầu tư?
TOP SÀN GIAO DỊCH UY TÍN | ||
Binance | ![]() |
Đăng ký |
Gate | ![]() |
Đăng ký |
MEXC | ![]() |
Đăng ký |
Houbi | ![]() |
Đăng ký |
Bybit | ![]() |
Đăng ký |