Đại lý vé máy bay giá rẻ nhất cả nước Nương Huỳnh
Nhận phần thưởng sàn Bybit

Chỉ báo Stochastic Oscillator là gì?

Chỉ báo dao động Stochastic Oscillator (Stoch) là một chỉ báo giao động được phát triển bởi George C. Lane vào cuối những năm 1950. Chỉ báo dao động Stochastic Oscillator là một chỉ báo động lượng kết hợp giá đóng cửa một loại tài sản với khoảng đỉnh-đáy của nó trong một khung thời gian nhất định. Theo Lane, Stochastic Oscillator “không theo giá cả, không theo khối lượng hay bất cứ thứ gì như thế. Nó phụ thuộc vào tốc độ hoặc động lượng của giá cả. Như một quy luật, động lượng thay đổi hướng trước giá cả.”

  • Như vậy, sự phân kỳ tăng và giảm trong Stochastic Oscillator có thể được sử dụng để nhận biết tín hiệu đảo chiều. Đây là tín hiệu đầu tiên và quan trọng nhất mà Lane xác định.
  • Lane cũng sử dụng bộ dao động này để xác định xu hướng tăng – giảm để dự đoán một sự đảo chiều trong tương lai.
  • Stochastic Oscillator có phạm vi giới hạn, nên chỉ báo này cũng hữu ích để xác định mức quá mua và quá bán.

Hai đường cấu tạo Stoch bao gồm 2 đường

  • Đường chính được gọi là %K;
  • Đường còn lại %D là đường trung bình động của %K.
  • Thông thường đường %K trên chart được vẽ liền còn đường %D được vẽ đứt nét.

Công thức tính chỉ báo Stochastic Oscillator

  • % K = (Đóng hiện tại – Đáy thấp nhất) / (Đỉnh cao nhất – Đáy thấp nhất) * 100
  • % D = SMA trong 3 ngày của % K
  • Đáy thấp nhất: Mức giá thấp nhất trong chu kỳ chỉ báo
  • Đỉnh cao nhất: Mức giá cao nhất trong chu kỳ chỉ báo

Cài đặt mặc định cho Stochastic Oscillator

  • Chu kỳ 14, có thể là ngày, tuần, tháng hoặc khung thời gian trong ngày.
  • Chu kỳ 14 của  %K sẽ sử dụng mức giá đóng cửa gần nhất, đỉnh cao nhất trong 14 kỳ vừa qua và đáy thấp nhất trong 14 kỳ vừa qua.
  • % D là SMA 3 ngày của % K.
  • Đường này được vẽ cùng với % K để hoạt động như một đường tín hiệu.

Cách bật chỉ báo Stochastic Oscillator trên nền tảng giao dịch Meta Trader

Để bật chỉ báo Stochastic Oscillator trên phần mềm Meta Trader, chỉ cần vào Insert – Indicators – Oscillators – Stochastic Oscillator.

Cửa sổ Pop-up hiện lên cho phép bạn cài đặt các thông số theo ý muốn, sau khi cài đặt xong, chọn OK là xong.

Trạng thái quá mua – quá bán với chỉ báo Stochastic Oscillator

  • Chỉ báo này luôn giao động trong khoảng từ 0 đến 100. Cài đặt mặc định sử dụng 80 làm ngưỡng quá mua và 20 là ngưỡng quá bán. Các mức này có thể được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu phân tích của từng trader.

Khi Stoch lên trên 80 thì nó cảnh báo thị trường rơi vào trạng thái quá mua.

  • Thị trường có thể quá mua và vẫn tiếp tục quá mua trong một xu hướng tăng mạnh. Quá mua không nhất thiết là giá sẽ giảm. Mức đóng cửa luôn nằm phía trên cho thấy áp lực mua tiếp tục được duy trì.

Khi Stoch giảm xuống dưới 20 thì nó cảnh báo thị trường rơi vào trạng thái quá bán.

  • Các chỉ số bán quá không nhất thiết là tăng giá. Thị trường cũng có thể quá bán và vẫn tiếp tục quá bán trong một xu hướng giảm mạnh. Mức đóng cửa liên tục ở gần đáy cho thấy áp lực bán đang được duy trì.
  • Sử dụng Stochastic Oscillator chủ yếu để xác định xu hướng và giao dịch theo xu hướng mạnh hơn.

Tín hiệu vào lệnh BUY:

  • Thị trường đang trong xu hướng tăng mạnh,
  • Stoch đi xuống vùng quá bán và tiếp tục quay đầu hướng lên, %K cắt %D hướng lên.

Tín hiệu vào lệnh SELL:

  • Thị trường đang trong xu hướng giảm mạnh,
  • Stoch đi lên vùng quá bán và tiếp tục quay đầu hướng xuống, %K cắt %D hướng xuống.

  • Biểu đồ minh họa phía trên cho thấy Crown Castle (CCI) đã phá vỡ đường kháng cự trong tháng 7 để bắt đầu một xu hướng tăng.
  • Bộ dao động Stochastic Full (20,5,5) được sử dụng để xác định các chỉ số quá bán. Các chỉ báo quá mua đã bị bỏ qua vì xu hướng tăng mạnh hơn. Giao dịch theo hướng của xu hướng mạnh hơn sẽ an toàn hơn.
  • Stochastic Oscillator đã di chuyển xuống dưới mức 20 (vào đầu tháng 9 và đầu tháng 11) và tiếp tục quay trở lại trên 20 cho thấy xu hướng tăng giá vẫn tiếp diễn và thể hiện xu hướng tăng đang mạnh hơn.
  • Vào lệnh BUY tại các điểm Stoch chạm vùng quá bán này, sau khi đường %K (đen) cắt đường %D (đỏ) hướng lên trên.

Phân kỳ tăng-giảm với chỉ báo Stochastic Oscillator

Phân kỳ hình thành khi đáy hoặc đỉnh mới không được xác nhận bởi chỉ báo Stochastic Oscillator.

 

Xác định Phân kỳ tăng với Chỉ báo Stochastic Oscillator:

  • Giá tạo thành 1 đáy thấp hơn đáy trước đó,
  • Stochastic Oscillator lại tạo thành đáy cao hơn đáy trước đó.
  • Điều này cho thấy đà giảm ít hơn có thể là dấu hiệu của sự đảo chiều tăng giá.

Xác định Phân kỳ giảm với Chỉ báo Stochastic Oscillator:

  • Giá tạo thành đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ,
  • Stochastic Oscillator tạo thành đỉnh mới thấp hơn.
  • Điều này cho thấy đà tăng ít hơn, có thể báo trước sự đảo chiều giảm giá.

Tín hiệu xác nhận sự đảo chiều sau khi hình thành phân kỳ bằng Chỉ báo Stochastic Oscillator:

  • Sự phân kỳ tăng có thể được khẳng định khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự hoặc đường Stochastic cắt lên trên mức 50.
  • Sự phân kỳ giảm có thể được xác nhận với sự phá vỡ đường hỗ trợ trên biểu đồ giá hoặc chỉ báo Stochastic cắt xuống dưới mức 50.
  • Stochastic Oscillator di chuyển giữa 0 và 100, lấy mức 50 là đường trung tâm. Mức 50 là mức quan trọng để xác nhận xu hướng.

Xác định xu hướng tăng-giảm với Chỉ báo Stochastic Oscillator

Dấu hiệu nhận biết xu hướng tăng bằng Chỉ báo Stochastic Oscillator

  • Giá tạo thành một đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ
  • Stochastic Oscillator tạo thành một đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ.
  • Mặc dù giá không thể vượt quá đỉnh trước đó của nó, đỉnh cao hơn trong Stochastic Oscillator cho thấy sự củng cố đà tăng. Sự suy giảm sau đó có thể tạo thành một đáy có thể vào lệnh BUY.

Dấu hiệu nhận biết xu hướng giảm bằng Chỉ báo Stochastic Oscillator

  • Giá tạo thành một đáy cao hơn đáy trước.
  • Stochastic Oscillator tạo thành một đáy thấp hơn.
  • Mặc dù giá không xuống thấp hơn đáy trước đó, mức đáy thấp hơn của Stochastic Oscillator cho thấy đà tăng đang giảm. Dự kiến ​​sẽ dẫn đến một mốc đỉnh quan trọng để vào lệnh SELL.

Kết luận về Chỉ báo Stochastic Oscillator

Trong khi các dao động động lượng (Oscillator) phù hợp nhất cho các giao dịch trong khung giá, chúng cũng có thể được sử dụng với các xu hướng giá, với điều kiện xu hướng này có định dạng hình ziczac.

  • Pullbacks (Điểm sụt giảm) là một phần của xu hướng tăng khi đường xu hướng đang hướng lên.
  • Bounces (Điểm bật lên) là một phần của xu hướng giảm mà đường xu hướng đang hướng xuống.
  • Chỉ báo Stochastic Oscillator có thể được sử dụng để xác định các cơ hội vào lệnh tại các điểm này (Pullbacks và Bounces).

Chỉ số này cũng có thể được sử dụng để xác định các điểm giao dịch gần mốc hỗ trợ hoặc kháng cự.

  • Tín hiệu BUY: Vào lệnh gần điểm hỗ trợ khi Stochastic Oscillator quá bán, đợi chỉ báo vượt lên trên 20 để xác định tín hiệu tăng và giá vượt qua mức hỗ trợ thành công.
  • Tín hiệu SELL: Điểm vào lệnh an toàn gần mức kháng cự khi Stochastic Oscillator đã quá mua, đợi chỉ báo xuống dưới 80 để báo hiệu sự suy giảm và giá kháng cự thất bại.

Các cài đặt trên Stochastic Oscillator phụ thuộc vào sở thích cá nhân, kiểu giao dịch và khung thời gian.

  • Chu kỳ ngắn hơn sẽ tạo ra nhiều chỉ báo dao động quá mua và quá bán.
  • Chu kỳ dài hơn sẽ cung cấp một bộ dao động mượt mà hơn với số lần chạm quá mua và quá bán phù hợp.

Giống như tất cả các chỉ báo kỹ thuật, điều quan trọng là nên sử dụng Stochastic Oscillator kết hợp với các công cụ phân tích kỹ thuật khác. Các chỉ báo về Khối lượng, hỗ trợ / kháng cự và đột phá có thể được sử dụng để xác nhận hoặc bác bỏ tín hiệu được tạo bởi Stochastic Oscillator.

Nguồn Investing.vn

Xem thêm: