Đại lý vé máy bay giá rẻ nhất cả nước Nương Huỳnh
Nhận phần thưởng sàn Bybit
Biểu đồ nến Nhật cơ bản

Trong quá trình phân tích kỹ thuật, để dự đoán xu hướng thị trường trong tương lai thì Trader thường thông qua biểu đồ giá, từ đó phân tích được tâm lý thị trường, xu hướng… và đưa ra các quyết định giao dịch phù hợp.

Các cây nến trong biểu đồ chính là những công cụ để thể hiện về sự tăng, giảm, mức giá cao nhất, thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Chính vì vậy, nếu mọi người muốn nâng cao kỹ thuật giao dịch của mình thì việc tìm hiểu về nến là gần như bắt buộc.

Biểu đồ nến là gì?

Hiện tại trong mô hình đồ thị phân tích kỹ thuật có 3 dạng đồ thị chính được sử dụng phổ biến:

  1. Đồ thị đường: Line chart.
  2. Đồ thị thanh: Bar chart.
  3. Đồ thị nến: Candlestick chart.

Mỗi dạng đồ thị đều có ưu và nhược điểm riêng trong quá trình phân tích thị trường. Và hiện nay đồ thị nến được sử dụng phổ biến nhất trong cả Chứng khoán, Forex, Cryptocurrency…

Lịch sử hình thành đồ thị nến

  • Được phát mình vào thế kỉ 18 bởi 1 thương nhân buôn gạo người Nhật có tên là Munehisa Homma, được sử dụng để phân tích giá gạo của thị trường gạo khi đó. Nên được gọi là mô hình nến Nhật, do xuất phát từ Nhật.
  • Tuy nhiên mô hình nến Nhật chỉ thực sự được ứng dụng mạnh mẽ khi Steven Nison đã khám phá ra nó và gọi tên là “Japanese Candlestick”. Ông được xem là người có công lớn nhất trong việc phổ biến đồ thị nến, đồng thời cũng được xem là bậc thầy trong việc sử dụng kỹ thuật này. Như tên gọi của mình, Candlestick chart được cấu tạo từ các
    cây nến.
  • Mô hình nến bắt đầu được sử dụng phổ biến nhất từ những năm 90 của thế kỉ 20 cho đến hiện nay. Mô hình nến thể hiện sự dao động của giá trong những khoảng thời gian cụ thể mà Trader lựa chọn để quan sát.

Giá trong phiên giao dịch là gì?

    • Mức giá thể hiện sự liên hệ giữa người mua và người bán. Đó là giá trị mà tại đó 1 người muốn mua và 1 người muốn bán. Họ mua và bán dựa trên sự mong đợi của họ vào sự biến động giá cả trong tương lai. Nếu họ mong đợi giá trong tương lai tăng lên thì họ sẽ mua vào, ngược lại sẽ bán ra.
    • Thời gian phiên giao dịch có thể là 5 phút, 15 phút, 1 giờ, 4 giờ, 1 ngày, 1 tháng, 1 năm… tùy vào thời điểm mà trader lựa chọn để quan sát sự biến động của giá.
  • Giá mở cửa: Là giá giao dịch mua, bán đầu tiên trong phiên giao dịch.
  • Giá đóng cửa: Là giá giao dịch mua, bán cuối cùng trong phiên giao dịch hay còn gọi là giá chốt phiên. Đây là mức giá quan trọng nhất và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kỹ thuật.
  • Giá thấp nhất: Là mức giá thấp nhất trong phiên giao dịch.
  • Giá cao nhất: Là mức giá cao nhất trong phiên giao dịch.

 

Biến động giá trong phiên giao dịch

Mô hình nến Nhật

Mỗi cây nến biểu thị cho mức độ dao động giá trong 1 phiên giao dịch và được cài đặt 2 màu để thuận tiện cho việc phân biệt nến tăng hay giảm.

Cấu tạo gồm 5 phần: Bóng trên và dưới, giá mở cửa và đóng cửa, cuối cùng là thân nến.

  • Vùng giá nằm giữa giá mở cửa và đóng cửa được gọi là phần thân nến.
  • Nếu trong phiên giao dịch có giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa thì được gọi là nến tăng.
  • Nếu trong phiên giao dịch có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa thì được gọi là nến giảm.
Hình ảnh nến chuẩn
Hình ảnh nến chuẩn

Trên đây là những thông tin cơ bản về mô hình nến để mọi người hiểu được ý nghĩa của mỗi cây nến. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cây nến nào cũng có cấu tạo đầy đủ 5 phần, với những cây nến không có hình dạng khác lại mang nhiều ý nghĩa có thể dự báo sớm xu hướng trong tương lai. Những mẫu hình nến đó sẽ được chia sẻ ở những bài viết tiếp theo.